Theo SciTech Daily, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi Đài thiên văn vô tuyến Quốc gia (Mỹ) đã sử dụng kính viễn vọng Karl G. Jansky Very Large Array (VLA) của Quỹ khoa học Quốc gia Mỹ để tìm ra thứ gì đã kích hoạt quá trình hình thành sao trong thiên hà M33.

Gió vũ trụ thường được xem là yếu tố bất lợi cho các môi trường hình thành sao bởi có thể thổi bay những khí cần thiết. Tuy nhiên, các tia vũ trụ vẫn có thể đóng góp nhỏ cho sự hình thành sao, nhất là trong những thế giới đang hoạt động mạnh mẽ như M33.

Thế giới chúng ta sinh ra từ một tia vũ trụ tử thần? - Ảnh 1.

Thiên hà M33 - Ảnh: ESO

"Chúng tôi đã thấy những cơn gió vũ trụ do các tia vũ trụ điều khiển trong thiên hà Milky Way (Ngân Hà) và thiên hà Andromera (Tiên Nữ), những thiên hà có tốc độ hình thành sao yếu nhưng chưa từng thấy trong một thiên hà như M33" - Tiến sĩ Fatemah Tabatabaei từ Viện Nghiên cứu khoa học cơ bản ở Iran cho biết.

Họ phát hiện ra một cơ chế đặc biệt: Những ngôi sao lớn hơn nhiều so với Mặt Trời của chúng ta tăng tốc trong vòng đời của chúng, cuối cùng phát nổ dưới dạng siêu tân tinh. Các tia vũ trụ tử thần được tạo ra khi sóng xung kích từ các siêu tân tinh này bùng nổ, tăng tốc các hạt gần bằng tốc độ ánh sáng.

Nếu có đủ các tia vũ trụ dạng này, áp suất có thể được tạo ra để đẩy gió vận chuyển khí cần thiết cho sự hình thành sao.

Như vậy, nhiều vụ nổ siêu tân tinh và tàn dư siêu tân tinh trong các phức hợp hình thành sao khổng lồ đã tạo ra những tia vũ trụ - dù sinh ra từ cõi chết, nhưng đóng vai trò khai sinh ra các thế giới mới như vậy.

Những yếu tố nào kích hoạt sự hình thành sao từ những đám mây khí bụi vẫn là một câu hỏi lớn thú vị đối với các nhà thiên văn, bởi đó khởi đầu cho một "hệ Mặt Trời" mới, nơi có cơ hội sinh ra những hành tinh bao gồm các hành tinh sống được như Trái Đất.

Nghiên cứu vừa được công bố trên Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.

Hai thiên hà va chạm trực diện tạo ra vòng tròn tuyệt đẹp

Kính viễn vọng không gian Hubble đã chụp được một bức ảnh tuyệt đẹp về một cặp thiên hà đang va chạm đã bị biến dạng thành một vòng tròn khổng lồ, phát sáng bởi lực hấp dẫn cực mạnh giữa chúng.

Hai thiên hà va chạm trực diện tạo ra vòng tròn tuyệt đẹp - 1

Hình ảnh cận cảnh về vụ sáp nhập thiên hà Arp-Madore 417-391 được kính viễn vọng không gian Hubble chụp gần đây. Một vòng sao gần như hoàn hảo đã được tạo ra bởi lực hấp dẫn của vụ va chạm vũ trụ khổng lồ.

Các thiên hà đan xen, được gọi chung là Arp-Madore 417-391, nằm cách Trái đất khoảng 670 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Eridanus, có thể nhìn thấy ở Nam bán cầu.

Hình ảnh mới được chụp bởi Máy ảnh Khảo sát Tiên tiến (ACS) của kính thiên văn Hubble, được thiết kế đặc biệt để tìm kiếm các thiên hà từ vũ trụ sơ khai và được Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) công bố vào ngày 21/11.

"Hai thiên hà đã bị lực hấp dẫn bóp méo và xoắn lại thành một vòng tròn khổng lồ, khiến lõi của hai thiên hà nằm cạnh nhau", đại diện của ESA viết.

Vụ va chạm vũ trụ là vụ mới nhất trong Danh mục Arp-Madore về các liên kết và thiên hà đặc biệt phía nam, một kho lưu trữ hơn 6.000 hình ảnh về các thiên hà bất thường đã được phát hiện trên bầu trời phía nam.

Vào tháng 6 năm 2019, Hubble đã phát hiện ra một sự hợp nhất thiên hà khác, được gọi là Arp-Madore 2026-424, tạo ra một cấu trúc vòng tương tự nhưng không hoàn hảo.

Theo NASA , cấu trúc vòng trong các vụ sáp nhập thiên hà cực kỳ hiếm và chỉ hình thành khi hai thiên hà va chạm trực diện vào nhau thay vì bị lực hấp dẫn từ từ kéo lại với nhau.

Các vành đai chỉ là tạm thời, tồn tại trong khoảng 100 triệu năm. Sau đó, các ngôi sao dần dần bị kéo trở lại các thiên hà mẹ của chúng, cuối cùng hợp nhất thành một thiên hà mới duy nhất trong khoảng từ 1 tỷ đến 2 tỷ năm sau, theo NASA.

Có khoảng 100 vành đai hợp nhất thiên hà được biết đến, nhưng rất ít hình thành trong một vòng tròn hoàn hảo như Arp-Madore 417-391 mới. Hình dạng đối xứng của vòng tròn mới có khả năng là do các thiên hà đang va chạm có kích thước gần giống nhau, điều này được gợi ý bởi kích thước và độ sáng gần như tương tự nhau của hai trung tâm thiên hà trong ảnh. Tuy nhiên, cơ chế chính xác về cách chiếc nhẫn hình thành vẫn chưa được biết.

Theo ESA, Arp-Madore 417-391 đã được đánh dấu là mục tiêu tiềm năng trong tương lai để Kính thiên văn James Webb ghi lại hình ảnh. Do đó, chúng ta có thể không phải đợi lâu để tìm hiểu thêm về vòng tròn vũ trụ thú vị này.

Nguồn: https://tienphong.vn/hai-thien-ha-va-cham-truc-dien-tao-ra-vong-tron-tuyet-dep-post1489618.tpo